Hệ Thống Tiêu Hóa

1- Cái gì làm ta đói?
Chúng ta không cần bao tử để cảm thấy đói vì nhiều người đã hoàn toàn bị cắt bỏ mà đôi khi cũng cảm thấy thèm ăn một món nào đó. Lý do là khi cơ thể dự trữ thực phẩm giảm thì não gửi ra một tín hiệu cho biết đã đến giờ ăn. Vì não luôn luôn theo dõi tình trạng của các chất đường, amino acid, chất béo và các chất dinh dưỡng khác.
Triệu chứng ban đầu của đói có thể là một chút bồn chồn rồi có thể là khó chịu và cuối cùng là những cơn cồn cào ở trong bao tử.
Cơn đói bị thời tiết chi phối.
Thời tiết nóng sẽ làm giảm cơn đói vì nóng sẽ bớt số lượng nhiên liệu mà cơ thể cần để hoạt động, trong khi đó lạnh lại kích thích cơ thể để bù số nhiệt mất trong mùa lạnh.
Nói chung thì cơ thể cho biết khi nào cần đến thức ăn, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Khi ta bệnh và có thể là cần thực phẩm nhưng lại là lúc ta không để ý tới. Ngược lại, nguời không cần đến thức ăn đôi khi lại làm giảm sự bực mình bằng cách ăn hoặc họ chỉ cảm thấy đói giản dị vì thói quen. Có nhiều người đựơc huấn luyện để ăn vào một lúc nào trong ngày và cơ thể của họ đã trở thành thói quen.
2- Tại sao ta lại khát?
Một số hoạt động hoặc hoàn cảnh khiến ta thấy bị khát khô miệng như làm việc thể chất hết sức khiến ta đổ mồ hôi, nói chuyện lâu, sốt, một số dựơc phẩm, bệnh tiểu đường không kiểm soát được hoặc là ăn quá ngọt hoặc mặn. Ngoài ra ta còn mất nước vì bốc hơi qua da, hai lá phổi, và bài tiết theo thận.
Một người khỏe mạnh tự động điều chỉnh lượng nước vào ra cơ thể và khi cần thì uống thêm nước trong thực phẩm và nước uống. Não nhận các tín hiệu từ máu cho biết rằng ta đang bị khát nước. Thiếu nước trong cơ thể sẽ giảm số lượng máu và do đó huyết áp sẽ hạ. Vì thiếu nước, các chất khác trong mạch máu sẽ nhiều hơn và phần của não chịu trách nhiệm về khát rất nhậy cảm với các thay đổi đó khiến ta cảm thấy khát.
3- Tại sao bao tử của ta kêu ùng ục?
Đó là sự Sôi Ruột: Chữ này chỉ tiếng kêu òng ọc trong bụng do chuyển động của các dịch và không khí trong ruột. Sôi ruột xẩy ra khi chuyển động tăng thí dụ trong hội chứng kích thích ruột và khi ruột bị tắc hoặc khi có nhiều không khí hơn bình thường.
4- Liệu ăn nhiều vào một bữa có gì trở ngại không?
Để giảm cân, ta nên ăn nhiều vào buổi sáng và nhẹ vào bữa cơm tối. Có nhiều bằng chứng cho rằng chuyện này có lợi nhưng chưa phải là kết luận. Tương tự như vậy, cũng có người cho rằng ăn nhẹ năm lần mỗi ngày hơn là ăn no ba bữa với nhiều thực phẩm. Lý do là nếu ta ăn nhiều vào một bữa thì tuyến tụy sẽ tiết ra nhiều insulin và cơ thể sẽ tích tụ nhiều calo để tạo ra chất béo. Nên nhớ là chịu khó để ý tới chế độ dinh dưỡng và sức nặng của cơ thể.
5- Liệu súc miệng có làm bớt mùi hôi?
Súc miệng không làm mất đi mùi hôi nhưng chỉ che dấu mùi hôi. Nguyên nhân của sự hôi miệng này là những miếng thức ăn nhỏ síu còn kẹt lại ở khe răng bị mòn, nhiễm trùng ở mũi và phổi cũng như bệnh tiểu đường không kiểm soát được. Tuy nhiên nguyên nhân chính của có mùi hôi ở miệng là ăn nhiều tỏi hoặc hành. Chất dầu dư của các thực phẩm này vào dòng máu và qua phổi rồi bay ra ngoài theo hơi thở.
6- Liệu đánh răng có ảnh hưởng gì tới cảm giác nếm?
Nếu nước cam mà ta uống có vị chua hoặc đắng vào mỗi buổi sáng thì có lẽ ta đã đánh răng trước khi ăn sáng.Cái vị phức tạp này là do một chất tẩy rửa gọi là sodium lauryl sulfate ở trong một vài loại kem đánh răng. Chất sót lại của SLS ở trong miệng chuyển acit trong nước cam thành chua và đắng và làm cho đường ở trong đó trở nêm kém ngọt.
Chất SLS không phải là duy nhất làm thay đổi vị giác mà các nhà khoa học thường biết . Một chất vị ngọt khác được biết lấy từ cây Gymnema sylvesta mọc ở Ấn Độ và Tây Phi châu. Vào năm 1847, một nguời Anh sống ở Ấn Độ cho biết rằng khi ông ta nhai lá của cây này thì ông ta không còn thấy vị ngọt ở trong trà. Mãi tới gần một thế kỷ sau, một nhà thám hiểm ở Nam Phi cho biết chất làm ngọt đã quá quen với thổ dân mà họ gọi là trái cây kỳ diệu. Sau khi ăn trái đó, quả nhỏ không có hạt của cây Synsepalum dulcyficum thì quả chanh đều trở thành ngọt.
7- Liệu ta cần dùng thêm chất đạm khi tập thể thao?
Ăn miếng thịt bò tái hoặc dùng chất đạm phụ trội không phải là phương cách duy nhất để cung cấp năng lượng hoặc bảo đảm sức chịu đựng của một lực sĩ chiến thắng trong một cuộc tranh tài. Sinh hoạt hết sức không cần đến một liều lượng cao về chất đạm. Thực vậy, chất đạm tạo ra một số chất phế thải cần đi tiểu nhiều để loại và do đó sẽ mất một lượng nước khá lớn. Vì vậy một khẩu phần lý tưởng cho các lực sĩ chỉ cần cân bằng, đa dạng và đầy đủ như của mọi người.
Cover photo by <a href=”https://www.freepik.com/free-photos-vectors/people”>People photo created by freepik – www.freepik.com</a>